Ninh Bình: Hơn 7.000 doanh nghiệp tham gia cuộc điều tra năm 2025
Từ ngày 1/4 đến 30/6, Chi cục Thống kê Ninh Bình thực hiện cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2025. Dự kiến có 7.037 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia điều tra.
Có 102 kết quả được tìm thấy
Từ ngày 1/4 đến 30/6, Chi cục Thống kê Ninh Bình thực hiện cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2025. Dự kiến có 7.037 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia điều tra.
Ngày 15/1, Cục Thống kê liên bang Đức (Destatis) thông báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đã giảm 0,2% trong năm 2024.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế-xã hội năm 2024 của nước ta có nhiều điểm sáng tích cực. Việt Nam nằm trong nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và quốc tế. GDP đầu người ước đạt 7,09% và nhiều kết quả khả quan khác. Đây bước tạo đà mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong năm 2025.
Phân tích số liệu từ Cục Thống kê cho thấy toàn cảnh về bức tranh tăng trưởng kinh tế 8 tháng đầu năm 2024 tiếp tục khởi sắc. Ninh Bình được đánh giá là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá so với khu vực đồng bằng sông Hồng và cả nước nói chung. Trong đó điểm sáng phải kể đến là sự bứt tốc của ngành thương mại, dịch vụ.
6 tháng đầu năm 2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tỉnh tăng bình quân 4,51% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức bình quân chung của cả nước (4,08%). Trao đổi với phóng viên Báo Ninh Bình, đồng chí Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh cho rằng, thực tế áp lực lạm phát năm nay vẫn trong tầm kiểm soát nếu tiếp tục bám sát các chỉ đạo của chính phủ và triển khai những giải pháp kịp thời, đồng bộ.
Sáng 23/7, Cục Thống kê tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ khảo sát thu thập thông tin thu nhập bình quân đầu người/năm, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 cho hơn 50 đại biểu là điều tra viên cấp xã.
Nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, đảm bảo tiến độ, thực hiện Chương trình điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2023, lãnh đạo Tổng cục Thống kê cùng đoàn công tác Trung ương vừa về kiểm tra, giám sát tại Ninh Bình.
Theo Cục Thống kê tỉnh, tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 26.838,9 tỷ đồng, xếp thứ 6/11 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng.
Ngày 1/7, Cục Thống kê tỉnh đã triển khai Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 tại địa bàn huyện Nho Quan và thành phố Tam Điệp.
Cuộc điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 do Tổng cục Thống kê tiến hành bắt đầu từ ngày 1/4 và kết thúc vào ngày 30/4/2024. Đến nay, công tác chuẩn bị cho cuộc điều tra trên địa bàn tỉnh ta đã cơ bản hoàn thành, sẵn sàng cho cuộc điều tra diễn ra theo đúng kế hoạch.
Cục Thống kê tỉnh vừa tổ chức tập huấn điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 cho 40 đại biểu là thành viên Tổ công tác điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ cấp tỉnh; cán bộ phụ trách thanh tra, lãnh đạo Chi cục Thống kê các huyện, thành phố.
Sáng 29/12, Cục Thống kê tỉnh tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội (KT-XH) tỉnh Ninh Bình năm 2023.
Ngày 29/11, Cục Thống kê tỉnh tổ chức lớp tập huấn tuyên truyền Luật Thống kê, triển khai Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ban hành kèm theo Quyết định số 05/2023/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ và Hướng dẫn thực hiện biểu mẫu thu thập thông tin thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh cho đội ngũ cán bộ làm công tác thống kê ở các sở, ban, ngành của tỉnh.
Theo Tổng cục Thống kê, trong sáu tháng năm 2023, Việt Nam có năm mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD - chiếm 57,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
"Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm của Ninh Bình là 7,56%, đứng thứ 6 khu vực Đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 12 so với cả nước" - đó là thông tin mà Cục Thống kê tỉnh đưa ra tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2023 diễn ra vào sáng 29/6. Tham dự họp báo có lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan, đại diện các cơ quan báo chí địa phương và Trung ương thường trú trên địa bàn.
Những ngày này, cùng với các tỉnh, thành trên cả nước, Cục Thống kê tỉnh đang gấp rút triển khai cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2023 nhằm phục vụ công tác quản lý, điều hành, đánh giá và dự báo tình hình kinh tế - xã hội, lập chính sách, kế hoạch phát triển của toàn bộ nền kinh tế và từng địa phương.
Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố ngày 28/2, trong 2 tháng đầu năm 2023, cả nước đã đón hơn 1,804 triệu lượt khách quốc tế.
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2022 chứng kiến sự tăng trưởng thu nhập của người lao động ở cả ba khu vực kinh tế so với năm 2021, trong đó khu vực công nghiệp-xây dựng ghi nhận mức tăng cao nhất.
Thông tin mới nhất từ Tổng cục Thống kê cho biết tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2022 ước tăng 5,92% so với cùng kỳ năm trước; cả năm ước tăng 8,02%, cao nhất trong giai đoạn 2011-2022.
Chiều 28/12, Cục Thống kê tỉnh tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình năm 2022. Dự họp báo có lãnh đạo Cục Thống kê tỉnh; Chi cục trưởng Chi cục thống kê các huyện, thành phố, phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh.
Số liệu Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/9 cho thấy, trong tháng 9/2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 58,74 tỷ USD, giảm 11% so với tháng trước và tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 8 ước tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Mặc dù giá xăng dầu đã giảm mạnh trong tháng 7 nhưng giá các mặt hàng tiêu dùng vẫn ở mức cao, 8/11 nhóm hàng hóa trên địa bàn tỉnh có giá tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Điều này dẫn đến CPI (chỉ số giá tiêu dùng) tháng 7 có mức tăng cao nhất từ đầu năm đến nay. Trao đổi với phóng viên Báo Ninh Bình, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh cho rằng nếu không có những biện pháp đồng bộ và kịp thời thì áp lực lạm phát những tháng cuối năm là rất lớn.
Theo Tổng cục Thống kê, do xuất khẩu tăng cao hơn nhập khẩu nên trong 7 tháng năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục duy trì mức xuất siêu 764 triệu USD. Mức xuất siêu tuy không cao nhưng cũng là tín hiệu tốt cho sự phục hồi của nền kinh tế, cùng kỳ năm trước cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu 3,31 tỷ USD.
Sáng 26/7, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị Báo cáo viên tháng 7. Dự hội nghị có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Cục Thống kê tỉnh; các đồng chí báo cáo viên Trung ương đang công tác tại tỉnh; báo cáo viên cấp tỉnh.